Tìm hiểu công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay

Công nghệ in chuyển nhiệt

Công nghệ in chuyển nhiệt là một trong ba công nghệ in bằng nhiệt bao gồm: Chuyển nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt và chuyển sáp nhiệt. Với công nghệ in nhiệt này được phát minh vào đầu những năm 1981 bởi tập đoàn SATO. Vậy thì với sự phát triển mạnh của công nghệ in nhiệt này có gì khác so với những công nghệ in ấn khác không?

Hôm nay, hãy cùng xưởng May Áo Thun Đồng Phục T & T tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ in này ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ in chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là một giải pháp in mà qua đó có thể ứng dụng nhiệt năng làm chuyển tải các hình ảnh lên những chất liệu như: Vải, gỗ, đá, gạch men, pha lê, sứ, thủy tinh,… Theo một cách dễ hiểu nhất thì  công nghệ in nhiệt là một hình thức in ấn hình ảnh theo nhu cầu người sử dụng lên những vật liệu cần in thông qua hình thức ép nhiệt.

Cũng chính vì sự phát triển của công nghệ đang ngày càng nhanh nên việc sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt đang ngày càng được sử dụng rộng rãi để thuận tiện cho việc in áo thun, in chuyển nhiệt trên vải bằng cách sử dụng một loại giấy in chuyển nhiệt, máy in phun màu có gắn mực in chuyển nhiệt và máy in chuyển nhiệt.

Công nghệ in chuyển nhiệt là gì
Công nghệ in chuyển nhiệt là gì

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Với công nghệ in nhiệt được biết đến và sự dụng rộng rãi vì nó có nhiều ưu điểm hơn với những công nghệ in ấn khác. Ngày nay, chúng đang là một trong những kỹ thuật in được nhiều nhà xưởng sử dụng. Hãy cùng nhà May Áo Thun Đồng Phục T & T điểm qua một số điểm nổi bật cũng như là những hạn chế của công nghệ in ấn này nhé.

Ưu điểm

Nhờ vào tính năng dễ dàng sử dụng mà công nghệ này đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, trong đó chúng được sử dụng vào nhiều lĩnh vực in vải, in áo thun, in tranh kính, in cốc,…

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp, giá thành nguyên vật liệu đầu vào cũng không quá cao
  • Quá trình thực hiện diễn ra đơn giản, không hề phức tạp
  • Số lượng nhân công vận hành ít
  • Không quá cầu kỳ khi thực hiện
  • Chất lượng in tốt, hình ảnh của các sản phẩm cho ra sắc nét, bền màu.

Nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Một số những hạn chế của công nghệ in nhiệt có thể kể đến như:

  • Nguyên liệu sử dụng dễ bị giới hạn, chỉ áp dụng được với những sản phẩm thông thường.
  • Một số máy in nhiệt chỉ phù hợp với những mô hình in nhỏ lẻ.
  • Tính tự động hóa chưa thực cao để phát huy hết ưu điểm
  • Ứng dụng phổ biến nhất của in truyền nhiệt thường là in áo, nhưng cũng không phải chất liệu nào cũng bám dính tốt.
Những nhược điểm khi in chuyển nhiệt
Những nhược điểm khi in chuyển nhiệt

Các công nghệ in chuyển nhiệt phổ biến hiện nay

In chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu

Thiết bị sử dụng: Giấy in chuyển nhiệt, Máy in chuyển nhiệt, Máy ép nhiệt mặt phẳng, Áo thun sáng màu.

Những bước thực hiện:

Bước 1: Dùng máy in chuyển nhiệt để in file hình ảnh đã thiết kế ra một tờ giấy in chuyển nhiệt (in ngược file).

Bước 2: Khởi động máy ép nhiệt phẳng lên, tiếp đó thì cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp với những chất liệu sản phẩm cần ép.

Bước 3: Sau khi máy ép nhiệt đạt đến nhiệt độ thích hợp thì cho phôi áo đặt lên mâm dưới máy ép nhiệt một cách ngay thẳng, úp file hình trên giấy in chuyển nhiệt lên áo vào những vị trí ta cần in.

Bước 4: Tiếp theo ep chặt mâm trên máy ép nhiệt xuống, lúc này thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.

Bước 5: Khi đủ thời gian ép nhiệt máy sẽ phát tín hiệu, chúng ta mở mâm trên máy ép rồi lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.

In chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu
In chuyển nhiệt lên áo thun sáng màu

Công nghệ in chuyển nhiệt lên ly sứ

Thiết bị sử dụng: Giấy in chuyển nhiệt, Máy in chuyển nhiệt, Máy ép ly sứ, Ly sứ in chuyển nhiệt, Băng keo nhiệt.

Những bước thực hiện:

Bước 1: Dùng máy in chuyển nhiệt in file hình ảnh đã thiết kế ban đầu ra giấy in chuyển nhiệt (in ngược file).

Bước 2: Cắt giấy in chuyển nhiệt sao cho phù hợp với những kích thước ly cần ép.

Bước 3: Mở máy ép ly sứ tiếp theo cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp.

Bước 4: Cố định vị trí giấy in chuyển nhiệt vào bề mặt ly bằng băng keo nhiệt.

Bước 5: Tiếp theo đặt ly vào khuôn máy ép ly và gạt cần ép xuống sao cho chặt khít với ly.

Bước 6: Khi đủ thời gian thì máy sẽ phát tín hiệu, mở cần gạt lên và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài, xé bỏ lớp giấy đó đi.

(Lưu ý: Khi lấy ly sứ ra khỏi lồng máy các bạn nên cầm ở quai ly, tránh việc cầm ở thân ly vì nhiệt độ còn nóng sẽ gây bỏng tay người sử dụng).

Công nghệ In chuyển nhiệt lên ly sứ
Công nghệ In chuyển nhiệt lên ly sứ

In chuyển nhiệt lên áo tối màu

Thiết bị sử dụng: Máy tính, Giấy in chuyển nhiệt Jetpro, Máy in chuyển nhiệt, Máy cắt Decal, Máy ép nhiệt.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Dùng máy in chuyển nhiệt in file hình ảnh đã thiết kế ban đầu ra giấy in chuyển nhiệt 3g Jet – Opaque (không in ngược file).

Bước 2: Tiếp theo dùng máy cắt Decal để cắt hình ảnh giấy in chuyển nhiệt Jetpro theo file thiết kế trên máy tính.

Bước 3: Khởi động máy ép nhiệt phẳng lên, sau đó cài đặt nhiệt độ và thời gian phù hợp.

Bước 4: Ép chặt mâm trên của máy ép nhiệt xuống, lúc đó thời gian của đồng hồ máy ép nhiệt phẳng sẽ chạy lùi dần về số 0.

Bước 5: Khi đã đủ thời gian ép, máy sẽ phát tín hiệu chúng ta sẽ mở mâm trên máy ép và lấy sản phẩm đã hoàn thiện ra ngoài.

Như vậy, xưởng May Áo Thun Đồng Phục T & T vừa chia sẻ đến cho bạn những thông tin cơ bản về công nghệ in chuyển nhiệt trong ngành in ấn. Nếu như bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ in ấn áo thun, hay may đồng phục giá rẻ…, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ một cách tốt nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published.