Có phải bạn đang có dự định mở xưởng may mặc công nghiệp? Có phải bạn đang lo lắng về việc thiết kế xưởng may công nghiệp và việc xây dựng sao cho phù hợp phải không? Với kinh nghiệm của một doanh nghiệp sở hữu xưởng may áo thun, Mayaothundongphuc sẽ giúp bạn giải đáp những điều đó.
Thiết kế xưởng may công nghiệp có những tiêu chí gì?
- Cố gắng để đảm bảo rằng sẽ không đập bỏ 1 phần khi có sự thay đổi về sau. Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà xưởng may phải phù hợp với sơ đồ công nghệ và kế hoạch mở rộng của chủ đầu tư hay phân kỳ đầu tư của dự án.
- Luôn thực hiện tính toán nhiều sơ đồ tính, chọn ra những phương án hợp lý nhất về tiết kiệm và phù hợp nhu cầu sử dụng.
- Am hiểu về vật tư và lựa chọn phù với từng đặc điểm của từng nhà xưởng khác nhau để sản xuất, đặc biệt là nhà xưởng may mặc.
Điểm qua những vấn đề khi thiết kế
Yêu cầu với mặt bằng xưởng may
Nếu nhà xưởng nằm trên vùng đất cứng, có cost nền xây dựng và cao độ cao so xưởng thì khi thi công phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Trong việc xây dựng nhà xưởng may công nghiệp cần chú ý đến nền và móng nhà xưởng vì phần móng và nền nhà xưởng sẽ ảnh hưởng đến giá thành xây dựng, chất lượng của công trình. Bên cạnh đó, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất bùn, đất yếu thì phần gia cố móng rất quan trọng đối với việc xây dựng xưởng may.
Yêu cầu về chi tiết thiết kế
- Sử dụng diện tích một cách tối ưu, nhất là chi phí thuê đất ngày một đắt đỏ như hiện nay, mỗi m2 đất đều được tính toán kĩ càng để sử dụng được hiệu quả nhất, thậm chí có những doanh nghiệp đã phải xây dựng nhà xưởng 2 tầng, 3 tầng đến 5-7 tầng để sử dụng đất hiệu quả hơn.
- Quản lý tiến độ và chi phí công trình hiệu quả: Khi đã có 1 bộ hồ sơ thiết kế hoàn chỉnh, Chủ đầu tư dễ dàng lựa chọn nhà thầu và quản lý việc xây dựng công trình một cách bài bàn, tránh việc phát sinh chi phí cũng như trễ tiến độ do vừa thi công vừa thiết kế.
- Biết trước chi phí đầu tư, các dự phòng chi phí phát sinh để chủ động về tài chính, nhất là hầu hết đều cần huy động vốn ngân hàng thì bài toán Chi phí – giá thành sản phẩm cần phải tính toán chi tiết ngay từ bước lập dự án này.
Yếu tố khác
- Áp dụng được các giải pháp hiệu quả, tiên tiến nhất từ khâu xây dựng đến các giải pháp kỹ thuật như: Vật liệu xây dựng hiện đại, thông gió, chống sét hiệu quả, giải pháp điều hòa,…
- Lưu trữ hồ sơ thiết kế và các thủ tục xây dựng suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ việc bảo trì, nâng cấp nhà xưởng, sửa chữa.
Có thể bạn quan tâm: Bản giá xây dựng nhà xưởng
Quy trình tư vấn thiết kế và thi công
- Bản vẽ gia công: Sau khi bản vẽ thiết kế đã được chấp thuận, các cấu kiện của công trình sẽ được thể hiện chi tiết trên bản vẽ và đánh mã số rõ ràng đễ dàng đọc được
- Bản vẽ kiến trúc: Đội ngũ Kỹ sư và Kiến trúc sư sẽ trình bày các giải pháp thiết kế, đánh giá, phân tích, và hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn phương án tối ưu và có cái nhìn tổng quan nhất. Tiếp theo, khi đồng ý với các phương án, chúng tôi sẽ hoàn chỉnh phương án thiết kếkết cấu, vật liệu, kiến trúc và thể hiện ý đồ trên các bản vẽ mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, mặt bằng.
Yêu cầu thiết kế xưởng may công nghiệp cần biết
- Thí nghiệm kiểm tra:
- TPI Third Party Inspection
- MPI Magnetic Particle Inspection
- NDT Non-Destructive Testing
- Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam:
- TCXD VN 338 : 2005. Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 1916 : 1995. Bu lông, vít, vít cấy và đai ốc. Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 3223 : 1994. Que hàn điện dùng cho thép các bon và thép hợp kim thấp;
- Tiêu chuẩn thiết kế quốc tế:
- AWS D1.1 Edition 2006
- Quality Manual
- AISC. 2005 – American Institute of Steel Construction
- MBMA. 2002. – Metal Building System Manu
Với bài viết ngày hôm nay, Mayaothundongphuc đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc thiết kế xưởng may công nghiệp một cách tưởng tận nhất. Chúc các bạn thành công với dự định sắp tới.
Xem thêm: