Vải organza giờ đã quá quen thuộc trong lĩnh vực thời trang hiện nay. Với một chất liệu vải sang trọng, quý phái, nên được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi những ưu điểm nổi trội. Ngoài ra, chúng được dự đoán sẽ trở thành hot trend về sau trong lĩnh vực ngành may mặc. Bài viết dưới đây của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H sẽ chia sẽ cho các bạn những thông tin chi tiết về chất liệu vải này nhé.
Chất liệu vải organza là gì?
Vải organza là một loại vải khá mỏng, được dệt trơn, ban đầu chúng được dệt từ lụa, nhưng về sau với những loại vải organza hiện đại đã được dệt bằng sợi tổng hợp sợi như polyester hoặc nylon. Do đó vải tơ organza có phần sẽ cứng hơn, thưa hơn và cũng có thể nhìn thấy được xuyên thấu.
Organza còn được gọi là vải tơ sống, bản chất tơ tằm có 70% là khối lượng sợi và 30% là chất keo. Là một loại vải chưa qua xử lí, vẫn còn giữ được nguyên chất keo khiến cho tấm vải có độ cứng, phồng, mỏng nhẹ. Vì tính chất cứng, bền trước các tác nhân vật lí, khi mặc vào vải lại có độ phồng tạo vẻ uy nghiêm nên rất được ưa chuộng.
>> Xem thêm: Vải dù là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng trong may mặc
Tính chất của vải organza
Tính chất vật lý
- Vải cực kì mịn màng, mỏng nhẹ và gần như không trọng lượng
- Có độ bền khá, độ co giãn kém, đơ
- Tùy thuộc vào mỗi phương pháp chế biến khác nhau, bạn sẽ có thể nhận được các loại vật liệu vải cũng sẽ khác nhau. Organza có thể có bề mặt mờ hoặc sáng bóng
Tính chất hóa học
- Vải thấm nước kém
- Dễ cháy và nhạy cảm với nhiệt độ cao
Ưu nhược điểm của vải organza
Ưu điểm
- Thực tế thì vải không nhăn và không để lại nếp nhăn trên bề mặt
- Vải có độ khả năng chống mòn cao, các loại hư hỏng khác
- Không co lại hoặc biến dạng trong quá sử dụng lâu dài
- Giữ được một hình dạng cơ bản, cho phép bạn dễ dàng tạo các nếp gấp liên tục và in thêu các họa tiết trên các sản phẩm làm từ chất liệu này
- Bền bỉ với những dung môi hữu cơ
- Vải có vẻ ngoài đẹp mắt, thanh lịch và sang trọng
- Chất liệu vải dễ dàng lau chùi và ít bám bẩn
Nhược điểm
- Vải organza hiện nay có mức giá khá cao
- Vải có một chút gai, ngoài ra vải trong suốt nên luôn cần một lớp vải lót khi may trang phục
- Vải khá khó cắt và xử lý. Trong quá trình cắt vải rất dễ bị trượt mạnh và lan theo nhiều hướng khác nhau. Để có thể cắt sản phẩm từ loại vải này nên sử dụng nhiều thủ thuật chuyên nghiệp.
Ứng dụng của vải organza trong đời sống
Do bởi đặc tính vải nhẹ nhàng và trong suốt, vải organza là một sự lựa chọn tuyệt vời để may các loại rèm cửa. Chúng sẽ biến không gian phòng ốc của bạn trở nên tuyệt vời hơn khi cho phép ánh sáng mặt mời và không khi trong lành lọt vào phòng cũng không gây ra phiền nhiễu. Ngoài ra vải được ứng dụng để làm các loại màn ngủ giúp phòng tránh côn trùng.
Organza là một chất liệu vải được lựa chọn nhiều để tạo nên các loại váy đầm, áo cánh, váy ngắn, váy cưới… đặc biệt là với các thiết kế đầm xòe tầng tầng lớp lớp vô cùng thanh lịch và trở nên sang trọng. Ngoài ra chúng còn có thể may áo dài chuyên dùng để may các loại áo dài.
Ngoài ra vải còn được dùng để làm đồ trang trí handmade như hoa vải, miếng gói hoa, các loại bông tắm, kẹp tóc, túi gói đồ, bao bì… hoặc dùng để trang trí trong phòng vô cùng bắt mắt.
Một số cách bảo quản vải organza
- Vải hoàn toàn có thể giặt máy, nhưng hãy chọn những chế độ giặt nhẹ nhàng, nhiệt độ không nên vượt cao hơn 40 độ
- Nếu cần tẩy rửa, bạn nên sử dụng nước giặt có nồng độ chất tẩy thấp
- Không phơi vải trực tiếp dưới nắng gắt liên tục
- Vải gần như không nhăn và chúng có thể làm thẳng tự nhiên. Do đó cũng không cần thiết phải ủi, nếu có ủi nên chọn mức nhiệt độ trung bình
- Không để vải ở những nơi có độ ẩm ướt để tránh ẩm mốc
Với những thông tin được chia sẻ trên bạn đã biết được chất liệu vải organza là gì? với những ưu nhược điểm của vải tơ sống organza phải không nào. Thông qua với những ưu nhược điểm đó bạn hoàn toàn cũng có được những kinh nghiệm có thể lựa chọn cho mình cũng như trong thiết kế của loại vải này.
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các loại vải may áo sơ mi nữ được ưa chuộng hiện nay