Vải linen là gì? Đặc điểm, tính chất đặc trưng của vải

linen la vai gi

Vải linen (hay còn được gọi là vải lanh, vải đũi) là một loại vải được sản xuất từ sợi thân cây lanh. Loại vải này an toàn với cả trẻ nhỏ bởi vì chúng có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, dịu nhẹ với làn da.Hiện nay, vải linen đang được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp may mặc, nhất là vào mùa hè. Vậy hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về vải linen là gì nhé!

Vải linen là gì?

Linen (vải lanh) là 1 loại vải dệt từ phần thân và gốc cây lanh. Bởi sợi lanh chúng có tính chất thanh mảnh, dai nên vải được làm ra an toàn cho làn da, chắc và bóng mượt hơn so với vải cotton. Vải được đan thủ công nên khi sờ vào lập tức sẽ cảm nhận được ngay sự rõ rệt của sợi vải. Vải linen thô sẽ có giá thành rẻ hơn, và được sử dụng cho nhiều mục đích đại trà.

vải linen là gì?
vải linen là gì?

Tính chất của vải linen

Tính chất vật lý

  • Có khả năng thấm hút nước nhanh và cũng như bay hơi cũng nhanh
  • Vải có độ bền từ 5.5 – 6.5 gm/den, và độ giãn nở vào khoảng 2.7 – 3.5%
  • Không bị co giãn hay bị kéo căng trong quá trình sử dụng lâu dài
  • Vải có độ đàn hồi kém, dễ bị xù lông do được dệt từ những sợi lanh ngắn

Tính chất hóa học

  • Chịu nhiệt, chịu nắng tốt, có thể thoải mái dễ dàng sử dụng ngoài trời
  • Bền bỉ với nước
  • Thân thiện với môi trường với đặc tính có khả năng tự phân hủy sinh học

>> Xem thêm: Vải phi bóng là gì? Và những đặc tính của vải phi bóng hiện nay

Các loại vải linen hiện nay

Khi biết được vải linen là gì thì chúng ta bắt đầu đi phân loại nó như thế nào nhé. Từ một số những ưu điểm như thoáng mát, độ bền cao, thấm nước, có thể lựa chọn cả 2 hình thức là giặt tay và giặt máy. Vải có nhiều loại cũng như có tính ứng dụng cao, hãy điểm qua một số loại vải linen phổ biến hiện nay như:

Vải Linen bột

Là một loại vải có đặc tính mềm mại, dễ nhũn nhưng khi mặc hay được sử dụng mang đến một cảm giác dễ chịu và sự thoải mái cực độ cho mọi làn da của bạn.

Đây cũng chính là chất liệu vải linen đặc trưng có đặc tính thoáng mát và được nhiều người sử dụng nhiều trong mùa hè. Với những khuyết điểm dễ bị nhũn nên chỉ cần việc vệ sinh giặt giũ quá nhiều lần không cần thiết hoặc có thể dùng hóa chất mạnh là loại vải linen bột này thường xuống màu cực kỳ nhanh! Tuy vậy những với loại vải này vẫn được cực kỳ ưa chuộng dùng để làm rèm cửa, chăn ga, …

vải linen bột
vải linen bột

Vải Linen ướt

Cũng mang những đặc tính chung của vải linen. Linen ướt cũng sở hữu cho mình một chất liệu mềm mịn.

Tuy nhiên nhược điểm là loại vải này co rút nên rất dễ bị nhão sau khi giặt đồng nghĩa với việc rằng khả năng đàn hồi không được tốt, độ bền không cao cũng vì thế bị hạn chế hơn đôi chút. Thông thường chúng được sử dụng phổ biến để làm vải may các loại không cần họa tiết quá cầu kỳ như rèm cửa…

Vải Linen tưng

Đặc trưng là chất liệu vải linen tưng có được độ bền cao hơn, chất liệu vải mượt hơn cùng với những ưu điểm cực đáng chú ý là có khả năng giữ màu vải rất lâu, không xảy ra những tình trạng co rút nên sau nhiều lần giặt không bị biến dạng.

Vậy vải linen có nhăn không? Câu trả lời là có nhé, đấy là một trong số ít nhược điểm của dòng vải này.

Vải Linen lụa

Hay còn có tên gọi khác đó là vải linen lanh – dòng vải line cao cấp, trong đó việc sở hữu 2 chất liệu vải pha gồm lanh và lụa mang đến một sự mềm mại phù hợp với sự nhạy cảm của nhiều làn da nữ giới. Chúng thường được ứng dụng nhiều dùng để may khăn choàng với một sự kết cấu nhiều màu sắc và kiểu dáng đẹp mắt khác nhau hoặc áo dài cách tân trắng hoặc màu bằng loại vải linen đặc biệt này.

vải linen lụa
vải linen lụa

Linen xước

Hay còn được gọi cái tên khác đó là linen đũi, thường sẽ có màu hơi nâu, ít khi được có loại vải linen trắng, có mặt dệt xước tạo nên những nét đặc trưng riêng trên bề mặt của vải mỏng nhẹ. Chúng thường được ứng dụng may mặc cho những dòng sản phẩm có độ sang trọng như vest mỏng hay quần…

Chúng ta vẫn nhập khẩu dòng vải này và gán mác quốc gia đó vào nhằm để phân loại như vải linen Nhật, vải linen Hàn Quốc,…

Ưu nhược điểm vải linen là gì?

Nhược điểm vải linen

Vải linen có những nhược điểm lớn là khả năng chịu được độ ma sát cực kém. Do có sự kết cấu đan từ sởi vải thiên nhiên nên nếu như ma sát mạnh sẽ gây ra tình trạng dễ bị trầy sước. Bề mặt vải sẽ mất đi độ bóng và sang trọng ban đầu.

Ưu điểm vải linen

Thấm hút mồ hôi, nước tốt hơn nhiều so với hầu hết các loại vải. Đây được xem là 1 điểm cộng đầu tiên đã khiến chúng trở thành một loại chất liệu vải được ưa chuộng trong dịp hè. Khả năng thấm hút và bay hơi nhanh qua đó sẽ giúp cho bề mặt của vải may được khô ráo một cách tự nhiên và nhanh chóng.

Vải có nguồn gốc từ thiên nhiên thân thiện với môi trường. Thân thiện với mọi làn da cũng như dễ dàng phân hủy khi không còn sử dụng nữa

Khả năng chống và chịu nhiệt tốt nên chúng được ứng dụng nhiều cho các vật dụng chống nắng như bạc trùm xe, áo khoác chống nắng, váy chống nắng,… Thậm chí chúng còn được đánh giá tốt hơn nhiều so với vải chất cotton vốn được ưa chuộng.

áo somi vải linen
áo somi vải linen

Ứng dụng vải linen trong đời sống thực tế

Những không gian sang trọng sử dụng những tông màu mát lạnh giúp để trang trí nội thất thường sẽ lợi dụng độ bóng tự nhiên, cũng như sẽ cảm giác dễ chịu khi chạm vào những vật dùng để trang trí nội thất. Ngoài ra màu nhuộm vải lên chất line cũng được lên đúng tông, dễ nhuộm, tạo nên sự đa dạng nhiều màu sắc trang trí cho không gian sống hơn.

Thời trang dĩ nhiên sẽ là một lĩnh vực được ưa chuộng nhiều khi chỉ vải linen mà tất cả với các loại vải có thể may và có thể mặc. Chất vải linen được phân khúc dành cho dân trung và thượng lưu sử dụng nhiều, nhằm có thể đáp ứng được nhu cầu đẹp, cảm giác được phục vụ, được thỏa mãn từ nhóm người này.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã bỏ túi được cho mình thật nhiều những kiến thức xoay quanh về vải Linen là gì? Với một xu hướng thời trang bền vững thì Linen xứng đáng đánh gục các chất liệu vải khác nhau để trở thành một chất liệu vải phổ biến được sử dụng trong làng thời trang.

>> Tham khảo thêm: 5 mẹo tẩy vết ố vàng trên nách áo đơn giản

Leave a Reply

Your email address will not be published.