Ngày cúng giỗ tổ ngành may và những điều bạn nên biết

gio to nganh may

Lễ giỗ tổ nói chung được xem là tín ngưỡng văn hóa bảo tồn được nét truyền thống của người Việt ta từ xa xưa đến nay. Đây không chỉ là dịp để mỗi người nhớ về cội nguồn, nguồn gốc ra đời của một ngành nghề, cũng như thể hiện đúng đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Ngành may mặc cũng không ngoại lệ, việc tổ chức giỗ tổ ngành may đã trở thành điều lệ đối với mọi người làm việc trong lĩnh vực này.

Vậy cúng giỗ tổ ngành may được tổ chức vào ngày nào? Chúng có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Tiến thành tổ chức cúng lễ cần được thực hiện như thế nào cho đúng? Hôm nay cùng xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Sự ra đời của ngày giỗ tổ ngành may

Nghề may chắc chắn ai cũng biết đây là nghề truyền thống đã có từ lâu đời của người Việt Nam ta, bắt nguồn từ khi con người biết cách trồng dâu nuôi tằm. Thế nhưng, để xác định được vị Tổ nghề tổ thì rất khó. Riêng tại Hội An, các bậc cao niên truyền lại rằng: vị Tổ nghề ngành may là Bà Nguyễn Thị Sen.

Theo thần tích, thì Bà Nguyễn Thi Sen được sinh ra và lớn lên ở làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây (ngôi làng được Quý Minh Đại Vương là thần tướng dưới thời của vua Hùng Vương lập lên). Vào tuổi trăng tròn bà là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, giỏi giang việc trồng dâu, dệt vải, may mặc, thêu thùa, may vá…

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Vua Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông, trong đó tứ phi Hoàng Hậu Cồ Quốc đó chính là Thánh tổ nghề may Nguyễn Thị Sen.

sự ra đời của ngày giỗ tổ ngành may
sự ra đời của ngày giỗ tổ ngành may

>> Xem thêm: Tổng hợp các loại vải may áo sơ mi nữ được ưa chuộng hiện nay

Nhân dịp Vua Đinh Tiên Hoàng về trấn Sơn Tây kén chọn hiền tài để giúp nước, khi đến làng Trạch Xá – Tổng Hòa Lâm – Huyện Ứng Hòa, cảm mến và đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Sen. Theo vua về kinh đô Hoa Lư, bà được phong là Tứ Phi Hoàng Hậu.

Trong cung đình, bà được giao quản bộ May trang phục Hoàng Triều. Với sự trí thông minh, khéo léo và đầy sáng tạo, bà đã cùng các cung phi tạo nên nhiều loại quần áo của Hoàng tôn, Công tử, Hoàng hậu và Triều nghi, thứ nào cũng vừa trang trọng vừa thiện nghi. Đặc biệt bà đã đào tạo được đội ngũ người may, người thêu thùa đông đảo thời đấy. Bà dạy cho các cung nữ từng đường kim, mũi chỉ để phát triển nghề may trong cung vua mà trước đây chưa hề có.

Vào năm Kỷ Mão (979) Vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần sát hại. Buồn chán trước cảnh triều đình của mình rơi vào binh đao tranh quyền, đoạt vị, bà đã đưa các con của mình từ giã Hoàng cung trở về làng Trạch Xá quê hương. Tại nơi đây, bà đã mang nghề may của mình dạy lại cho dân làng và từ đó thì nghề may đã phát triển đời này nối tiếp đời sau, đến nay đã trải qua được hơn ngàn năm. Bà mất vào ngày 12 tháng Chạp.

Để cho con cháu muôn đời biết về công đức cao cả của tiền nhân, người dân tại làng Trạch Xá đã lập đền thờ suy tôn bà là Đức Thánh Tổ nghề may và tổ chức lễ hội cúng giỗ tổ nghành may vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch hàng năm.

Mâm cúng giỗ tổ ngành ngành may

Thông thường, tại trong ngày giỗ Tổ ngành may phải cần chuẩn bị những mâm cúng. Tùy vào ở mỗi vùng miền, khu vực khác nhau thì lễ vật sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên có những thứ cần phải có như:

  • Một cành hoa
  • Con gà
  • Đĩa trầu cau
  • Ly rượu
  • Chén nước lã
mâm cúng ngày cúng lễ giỗ tổ nghề may
mâm cúng ngày cúng lễ giỗ tổ nghề may

Đối với quê hương tại làng Trạch Xá của bà thì ngày giỗ Tổ của ngành may được tổ chức hết sức linh đình và trang trọng vì hằng năm cứ vào ngày này sẽ có rất nhiều người từ phương xa đến đây dâng lễ để cầu mong sao cho việc làm ăn của mình thuận lợi.

Ngoài ra một số nơi còn cúng thêm đầu heo, heo quay nguyên con,…. tùy theo từng ước nguyện của mỗi gia chủ để bầy biện cho phù hợp. Vị trí đặt bàn cúng nên đặt ở nơi khang trang, sạch sẽ bên cạnh đó nên có thêm một cái bàn may.

Ý nghĩa của ngày lễ giỗ tổ ngành may

Việt Nam ta từ ngày xưa đến nay truyền thống ghi nhớ công ơn nguồn cội đã là nét đẹp trong văn hóa ta. Mọi ngành nghề, lĩnh vực cho đến gia đình, dòng họ đều có một ngày giỗ Tổ riêng. Ngày giỗ Tổ ngành may được tổ chức nhằm vào mục đích nhớ ơn của các vị tổ tiên đã sáng lập ra nghề, thứ hai là cầu mong tổ nghề phù hộ, độ trì cho việc làm ăn phát đạt và gặp nhiều may mắn hơn.

Thông qua những nội dung được chia sẽ trên đây của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H thì chắc chắn rằng các bạn đã biết được chi tiết thông tin ngày giỗ tổ ngành may rồi phải không nào? Hy vọng với những thông tin trên sẽ cung cấp thêm những thông tin thật hữu ích dành cho các bạn.

>> Tham khảo thêm: Quy trình cách kiểm hàng quần áo may mặc đúng cách

Leave a Reply

Your email address will not be published.