Cách ủi áo thun đúng cách không mất form áo

cach ui ao thun

Cách ủi áo thun nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực hiện thì không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì vậy nếu như việc ủi áo thun không đúng sẽ làm cho những chiếc áo đó mất đi form áo, mất chất lượng của vải cũng như là vẻ đẹp, tính thẩm mỹ. Trong bài viết này, xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H sẽ đề cập đến độc giả những cách để ủi áo thun sao cho đúng và hiệu quả nhất nhé.

Cách ủi áo thun phẳng nhanh chóng

Trên thị trường ngàng thời trang may mặc hiện nay có 3 loại vải thun được sử dụng khá phổ biến nhiều nhất được biết đến như: vải thun cotton, vải mè, và vải cá sấu. Mỗi chất liệu vải đều mang trong mình những tính chất đặc trưng riêng, cũng như việc thực hiện ủi áo thun hiệu quả các bạn phải quan tâm 3 cách thưc hiện ủi áo thun như sau:

Cách 1: Điều chỉnh mức nhiệt ủi phù hợp

Xác định được thành phần áo thun và nhiệt độ áo mỗi khi ủi áo là điều rất quan trọng. Như đã nói ở trên, đa phần áo thun đều sử dụng chất vải cotton chủ yếu để sản xuất. Tuy nhiên, vải thun cotton cũng có nhiều loại, không chỉ đơn thuần là áo thun cotton 100%.

Chính vì thế, trước khi ủi áo, các bạn cần phải nắm chắc thành phần chính của chiếc áo thun là gì, sau đó, điều chỉnh mức nhiệt độ ủi sao cho phù hợp như sau:

cách ủi áo thun đúng cách
cách ủi áo thun đúng cách
  • Bông, len, sợi tổng hợp và tơ tằm: Với những quần áo chất liệu vải này thì mức nhiệt độ cần ủi là ở mức cao nhất khoảng 204 độ C, sau đó đến vải len khoảng 148 độ C, bạn cần phải điều nhiệt chỉnh nhiệt độ thấp nhất cho sợi tổng hợp và tơ tằm.
  • Vải lanh: Điều chỉnh nhiệt độ vải lanh phù hợp ở 240 độ C là phù hợp.
  • Vải tơ nhân tạo: Vải tơ nhân tạo bạn nên điều chỉnh nhiệt độ khoảng 190 độ C.
  • Vải sợi Acrylic: Các loại vải bóng và vải nilon cần điều chỉnh nhiệt độ thấp nằm khoảng 135 độ C.

>> Xem thêm: Cách xử lý quần áo bị ra màu đơn giản, hiệu quả

Cách 2: Luôn lộn trái áo trước khi ủi

Đa phần mọi người khi ủi đều ủi mặt ngoài trước (mặt ngoài của áo), điều này chưa hẳn đã đúng. Bởi lẽ, với những dòng áo thun cotton thường xuất hiện trên bề mặt vải bởi những sợi xơ vải nhỏ li ti. Chính vì vậy, nhiệt độ bàn ủi sẽ làm cháy lớp xơ vải này.

Đặc biệt, với những chiếc áo thun có hình in, điển hình là những chiếc áo thun đồng phục nhóm, đồng phục lớp, hay đồng phục mầm non của các bé… Nếu như ủi mặt ngoài áo, ủi trực tiếp lên hình in sẽ khiến cho hình in nhanh bị mềm, biến dạng và có thể làm hỏng hình in trên áo.

Cách 3: Giặt không vắt

Một cách khác để có thể giúp áo thun không bị nhăn đó là khi giặt áo xong, bạn sẽ không cần phải vắt khô áo mà để nguyên áo và đem chúng đi phơi. Việc vắt áo thun sẽ làm cho các sợi vải xoắn lại với nhau, đấy là nguyên nhân chính để tạo nên những vết nhăn trên thân áo. Tuy nhiên, với cách làm này, áo của bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để khô hơn.

hạn chết tối đa việc vắt áo mỗi khi giặt
hạn chết tối đa việc vắt áo mỗi khi giặt

Các bước ủi áo thun đúng cách nhất

Để có thể thực hiện các cách ủi áo thun đúng cách và nhanh nhất bạn tiến hành các bước làm dưới đây để giúp cho việc bảo quản chiếc áo được bền lâu hơn:

Bước 1: Chọn bàn ủi phù hợp

Bàn ủi chính là thiết bị không thể thiếu trong việc thực hiện các bước ủi áo thun, chúng sẽ giúp quần áo trở nên tơm tất và thẳng thớm hơn.

Hiện nay, trên thị trường hiện có rất nhiều loại bàn ủi khác nhau, bàn ủi thích hợp và tiện sử dụng nhất hiện nay đó chính là bàn ủi bằng hơi nước, các loại bàn ủi thường về cơ bản cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu như ủi không đều tay thì nhiệt độ tiếp xúc với mặt áo quá lâu sẽ gây nên tình trạng bị chảy xệ, thậm chí là cháy.

Bước 2: Ủi thân áo

Trước khi ủi áo thun, bạn hãy tiến hành trải áo lên trên một bề mặt phẳng nào đó, trải phẳng áo, sau đó kéo các góc của áo sao cho phẳng tắp, tiếp đó xịt một chút nước lên trên mặt của áo để dễ dàng ủi hơn. Đối với những chiếc bàn ủi có chức năng phun nước sẵn thì bạn có thể bỏ qua bước xịt ẩm. Tuy nhiên khi ủi hãy ủi thật chậm theo hướng dọc với chiều của áo.

Bước 3: Ủi tay áo và cổ áo

Khi ủi xong thân áo, bạn hãy kéo thẳng phần cổ áo, tay áp và bắt đầu tiến hành ủi 2 bộ phận này trên áo. Điều chú ý nên ủi thật chậm, và dùng những đường ủi ngắn nhằm để tránh những nếp gấp của áo.

ủi cổ áo, và tay áo
ủi cổ áo, và tay áo

Một số những lưu ý giúp những chiếc áo không bị nhăn

Việc ủi quần áo vừa mất nhiều thời gian, trong khi nếu bạn thực hiện không đúng cách ủi áo thun thì dễ dàng khiến cho những chiếc áo sẽ hỏng, chảy sệ, dãn vải. Vậy hãy tham khảo những lưu ý sau đây:

  • Có nhiều loại trang phục khác nhau có thể gấp luôn sau khi phơi hoặc bạn treo bằng móc mà không cần thiết phải ủi.
  • Sử dụng những chất liệu vải chống nhăn để hạn chế việc ủi đồ.
  • Sử dụng nước xả vải vào lần cuối sau khi giặt cũng là một cách giúp quần áo dễ ủi thẳng hơn.
  • Đối với những chiếc áo thun bạn có thể sử dụng cách giặt nhưng không vắt, để phơi vẫn còn nước, như vậy sau khi khô áo sẽ được phẳng hơn.

Ủi đồ là một công việc phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và bài bản theo cách ủi áo thun đúng cách, nếu như không làm đúng theo những hướng dẫn, bạn có thể làm hỏng chiếc áo của mình, nhất là những loại hàng hiệu, đắt tiền. Vì thế, những thông tin trên của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

>> Tham khảo thêm: Vải voan là gì? Đặc điểm, tính chất và ứng dụng trong may mặc

Leave a Reply

Your email address will not be published.