Các loại chất liệu vải may áo quần cơ bản hiện nay

cac loai chat lieu vai

Chất liệu vải đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một sản phẩm thời trang đẹp và chất lượng. Với các loại chất liệu vải cao cấp, trung cấp, hay thường sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành của một chiếc áo thun đồng phục. Hôm nay, xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H sẽ giúp cho khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về từng chất liệu vải khác nhau, từ đó hiểu được vì sao một chiếc áo thun lại có giá cao, thấp hoặc vì sao chất liệu vải này nóng, mát và thấm hút mồ hôi tốt…

Nguồn gốc chất liệu vải

Xét về tính chất thành phần cấu tạo hóa học thì các loại chất liệu vải được bao gồm 3 loại chính sau:

  • Vải sợi thiên nhiên: Đây là loại vải có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như bông, tơ tằm, lông cừu
  • Vải sợi hóa học: Là một loại vải bao gồm vải sợi nhân tạo có nguồn gốc xenlulo từ gỗ, tre và vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ
  • Vải sợi pha: Là một sự kết hợp giữa nhiều loại sợi vải khác nhau tạo thành.

Các nhận biết các loại chất liệu vải cơ bản

Cách nhận biết các loại vải may áo thun
Cách nhận biết các loại vải may áo thun

>> Xem thêm: Top 9 loại vải may được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Để có thể nhận biết một cách chính xác về những đặc tính cũng như cấu tạo chính xác của các chất liệu vải hiện nay ngoài cách nhìn vẻ bề ngoài của từng loại vải như: Màu sắc, độ mịn, độ bóng… Để cảm nhận được cách này chỉ chính xác với những người trong nghề mới cảm nhận được. Để có cách kiểm tra các loại vải đó May Áo Thun Đồng Phục 24H sẽ hướng dẫn cho các bạn kiểm tra chất liệu của từng loại vải khi đốt một mẫu nhỏ của chúng lên và kiểm tra.

  • Vải sợi từ thiên nhiên rất dễ bị nhàu, khi đốt vải thì tro dễ bị vỡ vụn khi bóp.
  • Vải sợi nhân tạo thì ít bị nhàu, khi đốt vải thì tro dễ tan khi bóp.
  • Vải sợi tổng hợp thì sẽ không hề bị nhàu và khi đốt vải tro vón thành cục không tan.
  • Vải sợi pha tổng hợp bao gồm một phần những ưu và nhược điểm của những sợi vải trên

Các loại chất liệu vải cơ bản trong may mặc hiện hay

Hiện nay, trên thị trường may mặc có rất nhiều loại vải với đặc tính và ứng dụng khác nhau. Chọn được một chất liệu vải may áo thun phù hợp sẽ tạo nên một sản phẩm đẹp về thẩm mỹ cũng như giá trị sử dụng. Dưới đây là tổng hợp một số thông tin về các chất liệu vải may áo quần phổ biến trong may mặc tại Việt Nam.

Chất liệu vải thun cotton

Vải thun cotton còn được hiểu là dòng vải sợi cotton hoặc là vải sợi pha có cotton tính chất của vải có sớ vải mềm mịm, thường dùng để may áo thun cổ tròn. Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết dù khó chịu trời nắng nóng hay lạnh giá.

Chất liệu vải thun cotton
Chất liệu vải thun cotton

Vải cotton là một trong những các loại chất liệu vải áo thun được làm từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên chính là xenlulo nên chất vải mềm mịn, có độ co giãn cực tốt và đặc biệt và không gây kích ứng da như một số loại vải sợi nhân tạo khác. Không chỉ vậy, tính chất vải có độ bền cao, cũng như thấm hút mồ hôi tốt, giặt nhanh khô. Bên cạnh đó, hạn chế của loại vải này là dễ bị bám bẩn, nhăn và co rút mỗi khi giặt..

>> Xem thêm: Tổng hợp những công nghệ in áo thun phổ biến hiện nay

Chất liệu vải thun Poly

Trước tiên, các bạn hãy phân biệt một chút vải thun Poly và PE trước đã nhé!

Đây đều là dòng vải thun có thành phần 100% polyester. Poly hay PE (Pê-ơ) đều viết tắt từ chữ Polyester, tuy nhiên trong giới ngành may mặc hiện nay, 2 từ này có phần khác nhau, và là tên gọi chung của 2 dòng vải có thành phần tương tự nhau, kết tinh từ sợi filament như nhau. Vậy điểm khác nhau giữa chúng là gì?

  • Vải thun Poly được dệt từ sợi filament kéo dài, quyện chặt với nhau tạo nên bóng mịn hơn, dẻo dai và không bị xù lông tơ trong quá trình sử dụng.
  • Vải thun PE tạo nên bởi những sợi filament ngắn hơn. Vì vậy, vải PE dễ bị xù lông tơ trong quá trình sử dụng.

Hai dòng vải thun này chúng đều được sản xuất từ những phương pháp hóa học hiện đại nên cũng có giá thành rẻ hơn.

Chất liệu vải mè

Vải mè là một loại vải thun có bề mặt dệt thành nhiều hạt nhỏ trông giống như những hạt mè, đó là lý do vì sao nó có cái tên như vậy. Vải thun mè được sản xuất chủ yếu từ những chất liệu Polyester hoặc sợi PC.

Chất liệu của vải thun mè
Chất liệu của vải thun mè

Đặc điểm của chất liệu vải mè:

  • Vải thun mè có nhiều lỗ nhỏ li ti xuất hiện phía trên bề mặt vải
  • Chất liệu chủ yếu từ những Polyester hoặc sợi PC
  • Vải thấm nước chậm và khi phơi rất nhanh khô.
  • Được sử dụng chủ yếu để may những mẫu áo thun đồng phục rộng.

Vải mè có mức giá thành rẻ, thông thoáng và có độ thoát ẩm tốt và khi giặt rất nhanh khô, vải khá cứng và ít thấm mồ hôi.

>> Xem thêm: Vải phi bóng là gì? Và những đặc tính của vải phi bóng hiện nay

Chất liệu vải kaki

Kaki là một loại vải nhẹ và được làm bằng cotton hay sợi tổng hợp thường được dùng để may quần áo thun đồng phục công sở phù hợp ở một số lĩnh vực của các công ty hoặc dùng may áo thun đồng phục bảo hộ lao động tùy vào mục đích sử dụng mà có thể sử dụng hai: Loại kaki đó là kaki thun và kaki thường. Ngoài hai loại này ra được sử dụng phổ biến, nhờ vào công nghệ dệt vải tiên tiến như hiện nay người ta đã tạo ra thêm hai loại kaki nữa đó là kaki cotton và kaki polyester.

  • Kaki thun
  • Kaki thường
  • Kaki cotton
  • Kaki polyester

Ưu điểm chất liệu vải kaki là vải không nhăn, giữ màu tốt và dễ dàng giặt ủi vì thế mà vải kaki luôn nhận được nhiều người thích sản phẩm này.

Chất liệu vải Jeans

Các loại chất liệu vải Jean
Các loại chất liệu vải Jean

Vải Jeans hay còn có tên gọi khác là vải bò, được dệt từ vải cotton duck có màu xanh đặc trưng riêng biệt. Là một loại vải được giới trẻ hiện nay cực kỳ ưa chuộng sử dụng bởi vì chất liệu của nó mặc bền, đẹp vì đa phần các bạn nam thường mặc áo thun nên việc phối hợp với các loại quần jeans trông rất đẹp tuy đơn giản nhưng lại có sức thu hút mọi người.

Tuy nhiên loại vải này khi giặt phơi rất lâu khô bởi chúng độ dày khá cứng vải có độ bền, chắc, không bị co nhăn. Hầu hết được sản xuất qua nhiều ở khu vực châu Châu Á trong đó có Việt Nam.

Chất liệu vải lụa

Một trong các chất liệu vải may mặc được lựa chọn khá phổ biến khác chính là vải lụa. Vải lụa là một dòng vải được dệt từ các sợi tơ tằm, khi mặc vào sẽ tạo cảm giác rất thoải mái dễ chịu. Chất liệu vải này có độ co giãn ở mức trung bình kém. Vải khi nhìn nhìn vào có độ óng ả và cảm giác sờ mềm mịn.

Phân loại vải lụa có:

  • Lụa tơ tằm: được dệt từ sợi tơ của con tằm
  • Lụa satin: được dệt ra dựa theo sự liên kết các sợi ngang dọc nhưng số lượng sợi ngang nhiều hơn sợi dọc
  • Lụa cotton: được làm chủ yếu từ sợi bông và sợi tơ tằm kết hợp
  • Lụa Twill: có độ dày cao hơn hẳn so với những loại bình thường với hai bề mặt vải khác nhau.
  • Lụa 2 da: được tạo ra từ những sợi tơ tằm và sợi visco.
  • Lụa gấm: bề mặt vải được thêu lên những loai hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải
  • Lụa Damask silk: được dệt tương tự vải lụa satin, nhưng các sợi ngang và dọc đều hơn, hoa văn từ đó cũng được tạo ra khi dệt sợi.
  • Lụa đũi: được dệt từ các loại sợi dư thừa và có chất lượng thấp hơn nhiều so với các loại tơ tằm. Bên ngoài hơi thô nhưng có độ bóng nhẹ.

Trên đây là toàn bộ những tổng hợp các loại chất liệu vải cơ bản thường dùng trong ngành may mặc tại Việt Nam hiện nay với thông tin về tính chất, đặc điểm và ứng dụng của từng loại. Xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về từng loại vải khác nhau qua đó có thể lựa chọn được cho mình những chất liệu phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình.

>> Tham khảo thêm: [Tham khảo] Mẫu áo thun đồng phục đẹp nhất hiện nay

Leave a Reply

Your email address will not be published.