Tiếp nối thành công của những sợi vải nylon, polyester, sự ra đời của vải sợi acrylic được hi vọng sẽ có thể thay thế hoàn toàn cho dòng vải len lông cừu đắt đỏ. Ưu điểm nổi bật gì đã khiến cho nhiều nhà sản xuất tin tưởng vào chất liệu vải tổng hợp này? Bài viết này cùng xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H tìm hiểu chi tiết hơn nhé!
Vải sợi Acrylic là gì?
Vải Acrylic còn được biết đến với cái tên đó là len nhân tạo, là một loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile. Với chất liệu này sẽ được sản xuất bằng cách cho phản ứng với một số hóa chất dầu mỏ hoặc than hoặc có thể là một số hóa chất khác nhau nhằm để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm, tăng thêm những đặc tính cho những tấm vải thành phẩm.
Sợi vải acrylic được phát minh vào những năm 1941 bởi Dupont – gã khổng lồ trong ngành công nghiệp dệt may lúc bấy giờ. Đến năm 1950 thì chất liệu này đã được sản xuất với một số lượng lớn.
Hiện nay, vải đã “phủ sóng” trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực thời trang, vải có thể giải quyết vấn đề kinh tế về trang phục cho những người có thu nhập thấp. Với các sản phẩm như: quần áo thường, áo len acrylic, áo khoác, quần áo thể thao, khăn quàng, găng tay, giày,… đều có một mức giá vô cùng kỳ hợp lý. Ngoài ra chúng được sử dụng phổ biến khá nhiều trong việc để sản xuất chăn, thảm, vali, dụng cụ bảo quản, khăn lau,…
Quy trình sản xuất vải acrylic
Bước 1: Tạo sợi Acrylic
Để có được sợi Acrylic là gì? và như thế nào? thì polymer đầu vào phải chứa ít nhất 85% monome acrylonitrile. Trước khi sản xuất, người ta sẽ sử dụng phản ứng trùng hợp gốc tự do Polypropylene để làm ra Acrylonitrile. Với các sợi polymer đã được hòa tan với dung môi mạnh như NaSCN hoặc DMF.
Tiếp theo, các gel thu được sẽ đùn qua máy trộn nhiều lỗ để có thể tạo thành sợi. Và chúng sẽ tiếp tục được đông tụ trong dung dịch có cùng dung môi hoặc làm bay hơi dung môi trong dòng khí trơ được làm nóng.
Bước 2: Kéo sợi
Thông thường thì các sợi Acrylic thu được sẽ được mang đi rửa sạch và kéo thành những sợi dài, mỏng sao đó sẽ được dệt thành những tấm Acrylic thành phẩm
Bước 3: Dệt vải len acrylic
Sau khi đã thu được các sợi Acrylic đạt chất lượng, nhà sản xuất sẽ có 2 sự lựa chọn. Đó là: mang sợi vải này đi tiêu thụ ngay trên thị trường hoặc là dệt thành những tấm vải hay những sản phẩm tiêu dùng khác. Song, dù là lựa chọn cách nào đi nữa, thì thành phẩm cũng sẽ được nhuộm màu và phủ thêm một số các hóa chất, đặc biệt là chất chống cháy.
>> xem thêm: Vải thô là gì? Những thông tin chi tiết về chất liệu vải thô
Ưu nhược điểm của sợi acrylic là gì?
Ưu điểm
- Nhẹ, ấm: vải có trọng lượng nhẹ, giữ ấm tốt gia tăng khả năng cách tiết trong nền nhiệt lạnh
- Đàn hồi tốt: có độ co giản ấn tượng, có khả năng phục hồi nguyên trạng hình dạng ban đầu, chống nếp nhăn, vết gập hiệu quả
- Khô nhanh, chịu nhiệt cao: Khả năng thoát ẩm của vải sợi acrylic được đánh giá cao so với nhiều chất liệu vải khác
- Dễ vệ sinh: do Acrylic có thể chống lại các vết bẩn, phơi nhanh khô, và có khả năng chịu nhiệt lại tốt nên rất thuận tiện trong việc vệ sinh, và giặt giũ
- Dễ nhuộm màu: Acrylic có thể đáp ứng rất tốt khi có thể dễ nhuộm màu và độ bám màu cao
- Mức giá rẻ: So với nhiều chất liệu vải tổng hợp khác, vải acrylic có một mức giá cả cực kỳ phải chăng, trải dài trên nhiều phân khúc
Nhược điểm
- Dễ bị xù lông: sau thời gian dài sử dụng, hiện tượng vải xù lông rất hay dễ xảy ra. Chúng sẽ tạo thành những hạt xoắn trên bề mặt của vải, gây mất thẩm mỹ. Song, để có thể khắc phục bạn có thể dùng kéo để sửa lại đồ cho mình
- Dễ chảy xệ, mất form: tuy có độ bền là thế, nhưng vải lại rất dễ chảy xệ, bai giãn. Qua một thời gian giặt và sử dụng, trang phục Acrylic có thể bị mất form, không còn vừa vặn với cơ thể
- Kỵ nước & dễ cháy: Hai đặc tính này xuất hiện ở đa số các loại vải Acrylic. Vì kỵ nước nên vải rất dễ bị tĩnh điện, gây bám víu trong quá trình mặc. Ngoài ra, vì thành phần chủ yếu được làm từ nhựa nên vải rất dễ cháy và khó dập tắt được lửa
- Khá nóng và thô: hầu hết với các loại vải tổng hợp đều gây cảm giác nóng bí, khó chịu, nhất là khi sử dụng trong những điều kiện thời tiết oi bức của mùa hè. Ngoài ra, khi tiếp xúc với da, vải cũng không mang lại nhiều cảm giác mềm mại như chất liệu tự nhiên
- Chưa thân thiện với môi trường: Theo nghiên cứu, thành phần polymer cấu thành nên vải có thể tồn tại được hơn 200 năm mới có thể bị phân hủy. Với quá trình sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến môi trường khi các chất phản ứng được dùng để tái chế chỉ đạt 5%, gây tích tụ chất gây ô nhiễm. Chưa hết, sau mỗi lần giặt, vải cho ra khoảng 730.000 hạt tổng hợp có kích thước gấp 5 lần so với vải pha Cotton – Polyester và 1,5 lần so với vải Polyester nguyên chất.Về lâu dài, vải được xem là mối đe dọa lớn với môi trường sinh thái
Ứng dụng của vải sợi acrylic là gì?
Ứng dụng trong thời trang
Đối với những người có thu nhập chưa cao, vải acrylic sẽ là lựa chọn thay thế nhu cầu về len và cotton để giữ ấm trong mùa đông. Một số những trang phục acrylic có thể kế đến như quần áo thường ngày, áo len, áo khoác, quần áo dệt kim, quần áo thể thao,…
Ứng dụng trong phụ kiện trang phục
Nhờ vào những ưu điểm vượt trội trên, thì vải sợi acrylic cũng được dùng trong phụ kiện như khăn quàng, lót giày, găng tay, giày,…
Ứng dụng khác
Bên cạnh với những lĩnh vực phổ biến trên, vải acrylic còn được dùng để sản xuất chăn/ màn, thảm trải sàn, áo bọc đệm, vali, những dụng cụ bảo quản gỗ,… Ngoài ra, vải còn được dùng để sản xuất khăn lau, thay bê tông và vữa trong ngành công nghiệp.
Cách vệ sinh bảo quản sợi vải Acrylic
- Với những sản phẩm từ vải Acrylic nên giặt bằng nước ấm; dùng nước ấm và nước xả vải trong lần giặt cuối
- Để có thể giảm bớt sự khô cứng và sự tĩnh điện, các bạn hãy dùng nước làm mềm vải trong lần giặt thứ 3 hoặc 4.
- Sử dụng chế độ giặt nhẹ tay với vải
- Nếu giặt bằng tay, hãy dùng lực vừa đủ để vắt đồ và phơi bằng móc
- Hạn chế việc sấy khô, nếu bắt buộc các bạn hãy là ủi sản phẩm ở mức nhiệt độ vừa phải
Trên đây là toàn bộ những thông tin cụ thể về vải sợi Acrylic là gì mà bạn nên biết. Hy vọng qua những chia sẻ của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về chất loại vải “thần thánh” này!
>> tham khảo thêm: Bỏ túi 6 cách làm quần áo không ra màu hiệu quả