Vải gấm tưởng chừng như đã bị “lãng quên” trong suốt thời gian dài vừa qua so với nhiều dòng vải phổ biến đang ngày được ra đời thay thế cho chất liệu vải gấm tơ tằm này. Nhưng không, chất liệu vải hiện nay cũng đã được thay thế, cải tiến rất nhiều trên thị trường hiện nay với độ hot của một “bà chúa hàng tơ lụa” thì không thể nào thay thế được. Cùng xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H tìm hiểu chi tiết hơn về chất liệu vải gấm như thế nào nhé!
Vải gấm là gì?
Vải gấm có nguồn gốc tự nhiên được dệt từ sợi tơ tăm, thời xa xưa thường được nhiều vua chúa có điều kiện mới được sử dụng những trang phục được làm từ chất liệu vải này. Loại gấm nguyên bản thượng hạng sẽ có nhiều màu sắc và hoa văn được thêu dệt tinh xảo nổi trên bề mặt, được dệt từ tơ tằm với kỹ thuật dệt cực kỳ tỉ mỉ cũng như là phức tạp.
Vải gấm là được xem là một chất liệu hiếm hoi có xuất thân từ châu Á những vẫn được nhiều nước trên thế giới yêu thích sử dụng. Theo các nhà sử học, vải gấm đã xuất hiện ít nhất là 5000 năm ở Trung Quốc, sau đó đã lan sang các nước khác, trong đó có Việt Nam chúng ta. Song, theo nhân dân ta ngày xưa đã biến tấu thêu dệt thêm loại vải này nhằm mang bản sắc và thuần túy của dân tộc.
Hiện nay, các bạn cũng có thể dễ dàng mua được những tấm vải gấm cotton, gấm nhân tạo, gấm polyester… với một mức giá thành cũng dễ chịu. Bên cạnh ngoài vải gấm cũng còn rất nhiều loại vải khác để bạn có thể lựa chọn thêm cho mình trong những mẫu thiết kế trang phục tương tự.
Ưu – Nhược điểm của vải gấm
Ưu điểm vải gấm
- Hoa văn trang trí tinh xảo, cầu kỳ: Điều này điều làm nên tính đặc trưng ấn tượng của vải gấm này. Nghệ thuật trang trí hoa văn tinh xảo tạo hình nổi trên vải. Dưới những bàn tay nghệ nhân đầy tài hoa, hoa văn được bố trí theo hình đối xứng, không hề gây cảm giác rườm rà, phức tạp vẫn toát lên sự phóng khoáng, hòa hợp đến diệu kỳ
- Màu sắc đa dạng: Màu sắc đa dạng nhiều màu được phối một cách tinh tế khó đếm hết được. Ngoài ra, khả năng bắt sáng của vải cũng rất tốt, tạo nên cảm nhận thị giác cực tốt, cùng với đó độ bền màu của vải cũng được đánh giá rất cao
- Độ bền cao: Vải gấm cũng được đánh giá là một trong những chất liệu vải dày nhất hiện nay nên chúng có độ bền cao cũng là một điều dễ hiểu
- Thân thiện với môi trường: Do có thành phần chủ yếu từ những sợi tơ tằm, quá trình sản xuất lại được thực hiện thủ công nên dĩ nhiên vải gấm không gây ảnh hướng đến môi trường; đồng thời cũng sẽ không gây kích ứng da như nhiều loại vải thông thường khác
- Mang đến sự sang trọng, thanh cao cho người mặc: Gấm dường như chúng có khả năng “sang trọng hóa”, “thanh cao hóa” mọi thứ xung quanh khi có bất cứ thứ gì khoác lên đều nhận được nhiều sự chú ý. Cũng chính vì vậy mà vải luôn được dùng để làm áo dài hay đồ nội thất cao cấp
Nhược điểm vải gấm tro
- Dễ thấm nước & phơi lâu khô: Điều này đã ra gây nhiều trở ngại cho quá trình vệ sinh cũng như cách bảo quản vải gấm. Nếu phơi vải trong thời tiết âm u hoặc ẩm ướt, vải sẽ dễ có mùi khó chịu và gây nấm mốc
- Dễ bám bẩn: Nếu như vô tình làm rơi thức ăn, đồ uống… lên vải bạn sẽ rất khó làm sạch chúng hoàn toàn mà không gây tổn hại đến chất lượng ban đầu
>>xem thêm: Vải thun lạnh là gì? Đặc điểm và công dụng của vải thun
Ứng dụng của chất liệu vải lụa gấm
Trong may mặc
Đây được xem là ứng dụng phổ biến nhất của chất liệu vải gấm. Với vẻ thấm mỹ bên ngoài ấn tượng cùng bảng màu đa dạng và họa tiết bắt mắt nên vải gấm được sử dụng rất nhiều trong việc may sản phẩm thời trang bắt mắt.
Có thể dễ dàng bắt gặp sự xuất hiện của chúng trong những bộ trang phục áo dài truyền thống, đến bộ sưu tập quần áo đời thường đều được thổi hồn bắt mắt từ chất liệu vải này.
Sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ
Bản thân ngành dệt gấm cũng là một mặt hàng thủ công mỹ nghệ nên sản phẩm được tạo như một món quà có giá trị được bày bán tại nhiều nơi. Mặc dù hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia đã phát triển loại vải gấm nhưng sản phẩm dệt thủ công tại Việt Nam rất được nhiều khách du lịch nước ngoài biết đến và ưa chuộng.
Xét về khía cạnh văn hóa, gấm cũng là một trong những phần trong việc quảng bá hình ảnh, truyền thống đất nước con người Việt Nam đến bạn bè khắp nơi.
Sản xuất chăn ga gối đệm
Đây cũng được xem là ứng dụng mới nhất của chất liệu vải gấm. Gấm không chỉ những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ ngon mà phát huy tối đa tính năng duy trì nhiệt, thân thiện với sức khỏe con người, mang đến một giấc ngủ ấm áp mà còn tôn lên vẻ sang trọng, đài các.
Những sản phẩm vải gấm được làm từ chăn ga gối đệm không chỉ đơn thuần là sản phẩm chăm sóc sức khỏe thông thường mà chúng còn là một phần trang trí không thể thiếu trong không gian nội thất phòng ngủ.
Cách vệ sinh và bảo quản vải gấm
- Tất cả sản phẩm được làm từ vải gấm phải giặt bằng tay để có thể đảm bảo độ bền chứ tuyệt đối không được giặt bằng máy
- Không nên sử dụng các loại bột giặt có tính tẩy mạnh mà chỉ nên sử dụng những loại xà phòng trung tính, dịu nhẹ và tuyệt đối không được dùng thuốc tẩy khi giặt những sản phẩm liên quan đến chất liệu gấm
- Nhiệt độ nước để giặt các sản phẩm từ vải gấm phù hợp khoảng từ 30 độ C. Không nên giặt nước quá nóng khi đó sẽ khiến vải gấm mất độ bóng, nước quá lạnh lại khiến vải bị co rút lại
- Khi phơi vải gấm nên lộn mặt trong ra ngoài, nếu là vải phải dùng 1 lớp lót trên bề mặt bằng cotton hoặc lụa
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về vải gấm. Hy vọng qua những chia sẻ của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H, các bạn sẽ có cái nhìn thật cụ thể về “bà chúa của hàng tơ lụa này” lúc bấy giờ.
>> tham khảo thêm: Bỏ túi 5 cách mix áo thun đen phối với quần màu gì phù hợp