Vải viscose là một loại vải vô cùng được yêu thích hiện nay. Đặc biệt vào mùa hè với những sản phẩm từ chất liệu vải này lại càng trở nên được lựa chọn nhiều hơn bao giờ hết. Vậy vải sợi Viscose là gì? đặc tính và ứng dụng trong cuộc sống của chất vải này như thế nào? Bài viết sau đây của xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H sẽ mang đến cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Vải sợi Visco là gì?
Vải Viscose hay còn được gọi là sợi lụa nhân tạo. Vải được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1883, viscose là một loại sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi cellulose làm từ bột gỗ điển hình như: cây sồi, thông, bạch đàn, nhưng cũng có thể được làm từ cây tre…
Trước khi đến tay các nhà thiết kế thời trang vải dường như đã được loại bỏ các chất phụ gia hóa học và vì thế không hề gây hại đến cho sức khỏe người dùng.
Ngoài ra, Viscose thường được quảng cáo là một trong những loại sợi có thể thay thế cho cotton hoặc polyester, là một vật liệu có giá rẻ và nhẹ, chúng được ứng dụng phổ biến trong ngành may mặc, trang phục như quần áo mặc nhà, đồ trượt tuyết, sơ mi, váy, đồ trang trí nội thất như khăn trải bàn, khăn trải giường,…Ngoài ra vải còn được ứng dụng nhiều trong sản xuất giấy bóng kính, vỏ bọc xúc xích, băng dính…
Lịch sử phát triển
Viscose Rayon bắt nguồn từ các nước châu Âu. Chất liệu vải này được các nhà khoa học và nhà công nghiệp người Pháp Hilaire de Chardonnet (1839-1924) phát minh và phát triển mạnh mẽ thành chất liệu thương mại sau đó để thay thế cho vải tơ tằm.
Quy trình để sản xuất vải ra Viscose lần đầu tiên được cấp bằng sáng chết vào năm 1892 do các nhà khoa học người Anh là Charles Frederick Cross, Edward John Bevan và Clayton Beadle tạo ra.
Đến năm 1905, rayon viscose thương mại đầu tiên đã có mặt trên thị trường ngành may mặc.
>> xem thêm: Chất liệu vải bamboo là gì? Đặc tính và công dụng vải Bamboo
Ưu nhược điểm của sợi Visco là gì?
Ưu điểm vải Visco
- Thoáng khí và thấm hút cực tốt: đây được xem là một ưu điểm tuyệt vời của vải Viscose. Do đó, loại vải này là một sự lựa chọn tuyệt vời để may áo phông đồng phục, đồ thể thao, hay những trang phục hoạt động ngoài trời,…
- Mềm mại, không tích điện: vải có độ dày nhất định, song song chúng vẫn rất mềm mại. Vào mùa đông, những chiếc áo được làm từ loại vải này cũng không gây bám dính, giúp cho người mặc tránh được cảm giác khó chịu
- Tính khán khuẩn: cũng nhờ khả năng thoáng khí hiệu quả của vải, được kết cấu đặc và mỏng nên vải Viscose cũng hạn chế được tối đa vi khuẩn, nấm mốc tích tụ phát triển
- Có khả năng phân hủy sinh học: được tạo nên từ các chất liệu thiên nhiên dĩ nhiên loại vải này có tính khả năng phân hủy sinh học. Ngoài ra, khả năng thu hồi và tái chế của vải cũng cao nhiều so với các loại vải làm từ sợi tổng hợp như: Nylon, Polyester,…
- Dễ nhuộm màu: do vải được tổng hợp từ nhiều chất liệu khác nhau nên vải Viscose rất dễ nhuộm màu. Đồng thời, màu sắc nhuộm lên vải cũng khá bền, ít phai
- Dễ thiết kế: có độ mềm, mịn và bề mặt không quá láng nên vải trở nên dễ thiết kế hơn nhiều so với các loại vải khác
- Giá thành rẻ: có mức giá rẻ hơn nhiều so với Cotton hay là những loại sợi tự nhiên khác
Nhược điểm của vải Viso là gì?
- Gây mất cân bằng hệ sinh thái: vì nguyên liệu chính từ nền tảng từ gỗ nên việc sản xuất vải Viscose có thể gây nên hiện tượng phá rừng, thu hoạch trái phép. Ước tính, chỉ 30% lượng vải Viscose đã tàn phá rất nhiều khu rừng cổ xưa, khiến môi trường sống sung quanh của nhiều sinh vật bị phá hủy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái rừng
- Dễ cháy: do vải được làm từ bột gỗ nên thường rất dễ cháy. Bên cạnh đó khả năng chống mài mòn của vải cũng kém.
- Khá kỵ nước: nước chính là nguyên do chính có thể phá vỡ cấu trúc của vải, vì vậy người ta thường giặt khô với các sản phẩm từ loại vải này
Phân loại vải viscose
Viscose nguyên chất
Đây là một loại vải chiếm số lượng lớn nhất trên thị trường hiện nay. Chất liệu này thường được ứng dụng trong các ngành may mặc, sản xuất nội thất gia đình. Chúng dễ co nhăn khi bị ướt. Bạn nên đem ra các cửa hàng giặt là chuyên nghiệp để có thể giữ chất lượng tốt nhất cho vải.
HWM Rayon
HWM Rayon gây được nhiều ấn tượng với khách hàng chính là nhờ vào khả năng hấp thụ hơi ẩm ưu việt. Đặc tính linh hoạt của vải đã tạo điều kiện thuận lợi cho khâu làm bóng. Ngoài ra, bạn có thể thoải mái chọn lựa việc giặt máy hay giặt tay cho các sản phẩm sử dụng chất liệu này.
Rayon độ bền cao
Rayon có độ bền cao và được ứng dụng chủ yếu trong các mặt hàng dệt may công nghiệp đòi hỏi sự bền chắc và khả năng chịu được tải trọng lớn hay các sản phẩm như lốp xe, đai ô tô. Đây được xem là giải pháp hoàn hảo để thay thế bông nhờ vào mức giá thành thấp và độ bền cao hơn. Ngoài ra, chúng thường được tráng thêm cao su hoặc lớp chất hóa học để chống ẩm hoặc cố định kết cấu.
Cách vệ sinh và bảo quản vải viscose
- Giặt vải viscose bằng tay và sử dụng nước lạnh
- Không vắt, làm xoăn hay tạo nếp gấp trên bề mặt vải
- Dùng khăn bông để thấm hết nước sau khi giặt chúng. Tiếp theo, treo vải viscose lên móc, vuốt phẳng và để khô tự nhiên
- Nếu như giặt bằng máy nên chọn chế độ nhẹ. Tốc độ giặc quay lớn có thể khiến vải dễ dàng bai giãn, biến dáng
- Sử dụng các chất tẩy rửa, xà phòng lành tính có độ PH thấp, ít bọt, kiềm thấp để tránh phá vỡ cấu trúc sợi vải. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xà phòng hữu cơ cho trường hợp này
Mong rằng với những thông tin hữu ích mà xưởng May Áo Thun Đồng Phục 24H cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vải viscose là gì? cũng như những ứng dụng phổ biến của chất liệu này trong đời sống thường ngày.
>> tham khảo thêm: Vải thun 4 chiều là gì? Ưu và nhược điểm của dòng vải này